Công trình Đảo Kim Cương do Cát Vàng thiết kế và thi công.

Nên lát sàn nhà chất liệu gì khi thiết kế nội thất nhà bếp?

Khi thiết kế nội thất nhà bếp bạn chú trọng đến vị trí nào nhiều nhất? Tường, trần hay sàn nhà? Hầu hết mọi vị trí trong căn bếp đều quan trọng. Nhưng sàn bếp vẫn được chú ý nhiều hơn bởi nó là nơi chúng ta thường xuyên phải đi lại để nấu ăn. Vì vậy, lựa chọn vật liệu lát sàn là khâu cực kỳ quan trọng.

Nếu bạn chưa biết chọn vật liệu nào lát sàn cho nhà bếp thì hãy tham khảo bài viết sau. Những ưu, nhược điểm của các vật liệu sau sẽ gợi ý cho bạn một vật liệu hoàn hảo để thiết kế nội thất nhà bếp.

1. Sàn nhựa cứng Vinyl

Sàn nhựa cứng Vinyl là loại vật liệu có thể lựa chọn khi thiết kế nội thất nhà bếp. Vì sàn Vinyl có giá thành rẻ mà nhìn từ xa cũng giống như sàn gỗ. Nó cũng có khả năng chịu nước, ẩm ướt tốt và an toàn cho khu vực nhà bếp. Ngoài ra, sàn Vinyl có 2 dạng gạch và tấm lát với vô số phong cách và màu sắc đa dạng cho bạn lựa chọn.

"<yoastmark

Nhưng bên cạnh nhiều ưu điểm lớn thì sàn Vinyl cũng có 2 nhược điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn. Một là, sàn nhựa khi thi công mất khá nhiều thời gian để gắn kết hoàn thiện cho toàn bộ sàn. Và hai là tuổi thọ của sàn Vinyl ngắn. Độ bền của nó thua kém nhiều vật liệu sàn nhà có tính đàn hồi khác và nhanh bị đổi màu, xỉn màu.

2. Sàn tre

Nếu bạn không thích sử dụng các loại gạch lát sàn thì hãy thử sử dụng sàn tre. Nó cũng tương tự như sàn gỗ tự nhiên nhưng là được sản xuất từ những thân tre. Loại sàn này mang đến cho nhà bếp vẻ đẹp cổ điển, truyền thống nhưng vẫn hết sức sang trọng. Đặc điểm của sàn tre là có độ bền cao và thời gian sử dụng lâu. Tuy nhiên chúng dễ bị trầy xước và lõm khi có tác động của một lực mạnh.

3. Sàn gỗ

Lựa chọn hàng đầu hiện nay cho các hộ gia đình khi muốn trang hoàng cho gian bếp của mình chính là sàn gỗ. Vì sàn gỗ tạo được cảm giác ấm cúng, sang trọng trong mỗi không gian mà nó hiện diện.

Nhưng nó cũng có một số hạn chế như dễ bị trầy xước, dễ đổi màu và chịu nước kém. Tuy nhiên, nếu được đánh bóng sau khi thi công, sàn gỗ sẽ có khả năng chống chịu nước và bụi bẩn.

4. Sàn cao su

Không có nhiều người lựa chọn sàn cao su cho khu vực nhà bếp của mình bởi nghĩ nó không phù hợp. Nhưng thực tế thì ngược lại, loại sàn này khá thời trang và có nhiều ưu điểm phù hợp để lát sàn nhà bếp. Sàn cao su có sự đa dạng về màu sắc, bền, và quan trọng nhất là dễ vệ sinh. Thêm vào đó, sàn cao su còn có ưu điểm vượt trội là chống cháy và chống nước. Thế nhưng, giá thành cho loại sàn này cũng khá cao. Và chúng lại dễ bị bay màu khi có sự tác động của các loại hóa chất tẩy rửa.

Sàn cao su khá thời trang và có nhiều ưu điểm phù hợp để lát sàn nhà bếp.

Sàn cao su khá thời trang và có nhiều ưu điểm phù hợp để lát sàn nhà bếp.

5. Sàn đá

Sàn đá là một trong những vật liệu lát sàn thanh lịch và đẹp nhất mà bạn có thể lựa chọn cho nhà bếp của bạn. Khả năng vệ sinh dễ dàng cộng với độ bền cao là những ưu điểm mà khó có loại sàn nào so sánh được với sàn đá. Nhưng sàn đá khá trơn và lạnh nên đem lại cảm giác không thoải mái khi đi chân trần. Và trong quá trình sử dụng, bạn cần cẩn thận vì sàn đá dễ bị ố màu.

6. Gạch block

Bạn nghĩ sao về việc sử dụng gạch block cho sàn nhà bếp? Mặc dù không có nhiều màu sắc, hoa văn nhưng bạn sẽ dễ dàng kết hợp với họa tiết của bức tường và trần nhà để mang đến một căn bếp ấn tượng hơn.

Gạch block có khả năng chống ẩm cao, độ bền lâu nên cũng có thể lựa chọn khi thiết kế nội thất nhà bếp. Ngoài ra, gạch block còn là một vật liệu xanh được khuyến khích sử dụng để bảo vệ môi trường. Có nhiều ưu điểm song khi sử dụng gạch block để lát sàn chúng ta cũng có thể gặp phải sự khó chịu là bề mặt cứng nên không thoải mái.